Từng là một kỹ sư làm việc trong một công ty xây dựng lớn, anh Trần Văn Cấp (30 tuổi) ở xóm 17, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) vẫn quyết định về quê gây dựng mô hình trồng nấm sạch, mỗi năm mang về doanh thu gần nửa tỷ đồng.
Xem Video: Chàng trai Sài Gòn thu trăm triệu mỗi tháng nhờ trồng nấm
Trao đổi với phóng viên Báo điện tּử Danviet.vn, anh Trần Văn Cấp cho biết: Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mỏ -Địa chất, anh xin vào làm việc tại một công ty xây dựng lớn trên Hà Nội.
Trong những lần đi làm công trình anh tình cờ biết đến mô hình trồng nấm và cảm thấy thích thú với nghề trồng nấm. Cứ rảnh rỗi anh lại lên mạng tìm hiểu và biết nhiều hơn về nghề trồng nấm, nhiều mô hình trồng nấm mang lại giá trị kinh tế khá cao…
“Những ngày đầu, mình nói bỏ việc về quê trồng nấm thì không ai tin. Người thân, bạn bè cứ nghĩ mình nói đùa cho vui. Sau khi thấy mình về quê ủ rơm để trồng nấm thì nhiều người “sốc”, ai cũng tiếc cho mình, bao nhiêu công sức học hành, thi cử để có một công việc ổn định lương cao giờ lại bỏ về quê…làm lụng như nông dân”- anh Cấp nhớ lại.
Sau đó, anh Cấp nhận thấy nghề trồng nấm có nhiều triển vọng và hoàn toàn có thể làm giàu được ở nông thôn.
“Khi đi làm, cũng hay được đi ăn cỗ, ăn nhà hàng, khách sạn, rồi quán xá, tôi nhận thấy nấm là loại thực phẩm ngày càng phổ biến trên bàn tiệc, trong mâm cơm và ai cũng có cảm giác an toàn khi ăn nấm. Tôi nghĩ, trồng nấm sẽ có triển vọng với xu hướng ngày càng tiêu dùng nhiều nấm hơn. Nguyên liệu để trồng nấm rất dồi dào, dễ tìm ở dưới quê…Đó là những lý do để tôi quyết định từ bỏ công việc kỹ sư về quê gây dựng mô hình trồng nấm, kể cả phải vất vả như nông dân…”, anh Cấp thổ lּộ với phóng viên Báo điện tּử Danviet.vn.
Cuối năm 2014, chàng kỹ sư địa chất trẻ tuổi họ Trần tên Văn Cấp khăn gói về quê để xây dựng mô hình trồng nấm của riêng mình. Đầu tiên anh chọn nấm rơm để khởi nghiệp, do nguồn vốn có hạn nên anh chỉ xây dựng có 300m2 nhà xưởng để trồng thử loại nấm này.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm và cũng như kỹ thuật còn yếu và thiếu nên số nấm đó chết hàng loạt khiến anh chán nản và thất vọng vô cùng.
Mỗi tháng cơ sở sản xuất nấm của gia đình anh Cấp cung cấp ra thị trường gần 2 tấn nấm ăn các loại.
“Lứa nấm đầu tiên đó mình bị thiệt hại mất 70 triệu đồng, một phần cũng do chủ quan không tìm hiểu kỹ. Sau đó, lại bắt tay vào trồng tiếp và rút kinh nghiệm thất bại lần trước nên những lần trồng sau đó tỷ lệ nấm bị chết giảm dần, chuyển từ hòa vốn sang có lãi”- anh Cấp tâm sự.
Sau khi nắm được kỹ thuật trồng nấm rơm, anh Cấp xây thêm hơn 1.000m2 nhà xưởng để mở rộng quy mô. Đồng thời, anh cũng nghiên cứu trồng thêm các loại nấm khác để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đến nay, sau gần 5 năm gắn bó với nghề trồng nấm, cở sở trồng nấm của gia đình anh Cấp đã rộng tới hơn 3.000m2, mỗi năm cung cấp cho thị trường hàng chục tấn nấm khác nhau, trừ chi phí cũng còn lời được hơn 400 triệu đồng.
Nhờ về quê trồng nấm mà chàng kĩ sư ngày nào giờ có lãi hơn 400 triệu đồng. Trong ảnh anh Cấp đang thu hoạch loài nấm hoàng đế có kích thước khá lớn.
Anh Trần Văn Cấp cho biết, hiện gia đình anh đang trồng các loại nấm như, nấm sò, nấm linh chi, nấm hoàng đế, nấm rơm…Riêng về nấm ăn, sản lượng mỗi năm hơn 20 tấn các loại, giá bán hiện tại trung bình khoảng 30 ngàn đồng/kg. Đối với nấm linh chi thì có giá trị cao hơn, dαּo động khoảng 500-700 ngàn đồng/kg, sản lượng mỗi năm được khoảng 2 tấn.
Cũng theo anh Cấp, do áp dụng khoa học kỹ thuật nên có thể trồng nấm được quanh năm, chính vì vậy mà hầu như lúc nào gia đình anh cũng có nấm để bán.” Nấm linh chi thì một năm chỉ có 2 vụ, còn nấm ăn thì trồng được quanh năm. Chỉ tính riêng nấm ăn thì tháng nào gia đình tôi cũng xuất bán được gần 2 tấn nấm các loại, lời được hơn 30 triệu đồng”- anh Cấp vui vẻ nói.
Hiện anh Cấp đang trồng rất nhiều loại nấm khác nhau như: linh chi, nấm sò, hoàng đế, nấm rơm..
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tּử Danviet.vn anh Cấp cho biết, nấm khá khó trồng, nhưng nếu tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thì trồng nấm lại cực kỳ đơn giản. Không chỉ nguồn nguyên liệu đầu vào phải sạch mà nguồn nước tưới cho nấm cũng phải đảm bảo sạch. Nếu tưới bằng nước bẩn, nhiễm phèn, nhiễm khuẩn hay thừa sắt thì nấm sẽ chết, không thu hoạch được nên trồng nấm phải tuyệt đối giữ sạch nguồn nước.
“Nấm của gia đình mình được trồng theo quy trình khép kín và không dùng các chất kícּh tɦíּch nên sản phẩm luôn đảm bảo, nhằm đưa ra thị trường sản phẩm nấm chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng”- anh Cấp chia sẻ.
Nói về đầu ra cho sản phẩm, anh Cấp cho hay, nấm không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng mà có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon nên trong nhiều năm trở lại đây được thị trường ưa chuộng và coi là loại rau sạch nên cứ làm ra đến đâu là chuyển lên Hà Nội bán hết đến đấy.
Anh Cấp đang thu hoạch nấm hoàng đế-1 trong những loài nấm ngon.
“Mỗi năm gia đình mình bán được khoảng gần 2 tấn nấm linh chi, trừ chi phí lãi khoảng hơn 100 triệu. Còn về nấm ăn mỗi năm cũng lãi gần 300 triệu, tính ra mỗi năm cũng kıếּm được khoảng hơn 400 triệu”- anh Cấp tiết lộ.
Về nấm linh chi có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nên có giá khá cao nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Đặc biệt, sản phẩm nấm linh chi của gia đình đã có mặt trong chuỗi bán lẻ của Big C và nhiều cửa hàng tɦuּốc bắc lớn khác.
Ngoài ra, cơ sở nấm của anh Cấp đang tạo việc làm ổn định cho gần 7 người lao động địa phương. Đồng thời, anh còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, hội viên ở địa phương muốn trồng nấm, cải thiện, nâng cao thu nhập. Mô hình trồng nấm của anh Cấp còn mở ra hướng đi mới là tấm gương cho nhiều thanh niên trẻ khác học hỏi.