Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM (tên cũ của HOSE) đã tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần đầu tiên cho
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào ngày 17.2.2005. Tổng số lượng bán đấu giá thành công 1,827 triệu cổ phần, giá trị đạt 572 tỉ đồng. Từ đó đến nay, HOSE đã tổ chức trên 550 phiên đấu giá, với trên 6,83 tỉ cổ phần và trên 140 triệu quyền mua cổ phần được chào bán. Kết quả, các đợt đấu giá bán được hơn 4,2 tỉ cổ phần và hơn 122 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 228.463 tỉ đồng.
Bắt đầu từ tháng 4.2007, mô hình tổ chức đấu giá được thực hiện theo hai cấp. Nhà đầu tư thay vì phải tập trung tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán để bỏ phiếu tham dự có thể bỏ phiếu thông qua hệ thống đại lý là các công ty chứng khoán thành viên. Điều này tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư tiếp cận thông tin và tham gia đấu giá nhiều hơn.
Kết quả đấu giá trên HOSE sau gần 20 năm hoạt động – Ảnh: HOSE
|
Chẳng hạn trong giai đoạn 2016 – 2020, khi cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đã được xây dựng tương đối đầy đủ. Những thương vụ
bán đấu giá lớn đáng chú ý diễn ra giai đoạn này có thương vụ Vinamilk trị giá hơn 20.276 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua gần 9.000 tỉ đồng và thương vụ
Sabeco trị giá hơn 110.000 tỉ đồng. Đặc biệt, trong năm 2018, các thương vụ IPO lớn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nổi bật là IPO của Công ty TNHH MTV
Lọc hóa dầu Bình Sơn trị giá 5.566 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 3.277 tỉ đồng. Hay phiên IPO của Tổng công ty Dầu Việt Nam trị giá 4.177 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.357 tỉ đồng; IPO của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thu về hơn 1.311 tỉ đồng và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam thu về hơn 1.160 tỉ đồng…
Việc đấu giá cổ phần giúp quá trình
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt kết quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tính đến năm 2019, trong số 379 doanh nghiệp niêm yết tại HOSE có 160 doanh nghiệp là công ty nhà nước cổ phần hóa, chiếm 42%.