Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đề xuất các giải pháp khắc phục, đảm bảo giảm thiểu các khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán nhằm bình ổn mặt hàng thịt lợn trên địa bán tỉnh.
Được biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 5 doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt và lợn giống quy mô vừa và lớn; 117 cơ sở, điểm gíêt mổ lợn quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ; 76 thương nhân tự thu mua, gíêt mổ để bán cho các điểm bán lẻ; 5 thương nhân thu mua để cung cấp cho các cơ sở gíêt mổ và bán cho các điểm bán lẻ… Ngoài ra, thịt lợn nhập khẩu cũng được bán tại các siêu thị Vinmart, Co.opMart, Big C, Lotte, MM Mega Market trên địa bàn tỉnh.
Theo đánh giá của Sở Công Thương Khánh Hòa, giá thịt lợn hiện nay cao là do một số nguyên nhân: Nguồn cung thịt lợn thiếu do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi, số lượng cung cấp của các công ty chăn nuôi cho các thương nhân thu mua, cơ sở gíêt mổ hạn chế. Việc tái đàn gặp khó khăn do giá lợn giống tăng cao, khan hiếm. Trên địa bàn tỉnh không có khu gíêt mổ tập trung, các công ty chăn nuôi lớn như Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam – chi nhánh tại Khánh Hòa, Công ty TNHH CJ Vina Agri – Chi nhánh Bình Dương không gíêt mổ tại địa phương, không bán trực tiếp cho các điểm bán lẻ mà qua các khâu trung gian làm giá thịt lợn đội lên cao.
Để hạ ổn định giá thành thịt lợn trên địa bàn, Sở Công Thương Khánh Hòa đưa ra các đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Sở NN-PTNT có biện pháp hỗ trợ các hộ chăn nuôi tái đàn phù hợp, tăng nguồn cung thịt lợn. Đối với việc khan hiếm nguồn lợn giống, theo ý kiến đề xuất của Công ty TNHH CJ Vina Agri – Chi nhánh Bình Dương, giải pháp trong ngắn hạn là khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng con giống F2 (heo cái, 3 máu) để làm nái sinh sản trong thời gian chờ đợi sản xuất ra con giống F1. Với các nái F2 này, có thể cho sinh sản 2-3 lứa, sau đó bán loại, thay bằng nái F1.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Khánh Hòa cũng đề nghị UBND tỉnh sớm triển khai xây dựng khu gíêt mổ tập trung để kêu gọi các công ty chăn nuôi lớn thực hiện gíêt mổ tại địa bàn và bán cho các siêu thị, người kinh doanh, giảm bớt khâu trung gian. Đề nghị Sở Tài chính rà soát kiểm tra việc chấp hành các quy định của Pháp Luật về giá đối với mặt hàng thịt lợn, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh biện pháp hỗ trợ giá con giống để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tái đàn, góp phần tăng nguồn cung, ổn định giá thị trường thịt lợn.