Ở lần xếp hạng này, tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt 18,9 tỉ USD, tăng 19% so với năm trước đó.
Trong đó, 10 thương hiệu dẫn đầu gồm các tên tuổi quen thuộc như Viettel, VNPT, Vinamilk, Vinhomes, Sabeco, MobiFone, ViettinBank, VinaPhone, BIDV và Petrolimex. Viettel tiếp tục năm thứ hai dẫn đầu danh sách với giá trị thương hiệu được định giá hơn 4,3 tỉ USD. So với 2018, giá trị thương hiệu của Viettel tăng 20%, tương đương tăng hơn 1,5 tỉ USD và bằng tổng giá trị của 3 thương hiệu ở vị trí liền sau trong bảng xếp hạng. Giá trị thương hiệu của
Viettel được đánh giá cao do sự tăng trưởng ở 10 thị trường nước ngoài, đồng thời nhờ sự phát triển trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, công nghiệp
quốc phòng công nghệ cao, công nghiệp điện
tử viễn thông, công nghiệp an ninh mạng.
Trong khi đó, một đại diện khác của ngành
viễn thông là VNPT cũng vươn lên vị trí thứ hai với giá trị được ghi nhận ở mức hơn 1,68 tỉ USD, tăng 14% so với 2018. Còn
Vinamilk có mức định giá là 1,61 tỉ USD và đứng ở vị trí thứ ba. Các vị trí tiếp theo là Công ty cổ phần Vinhomes, Công ty cổ phần bia-rượu-nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Viễn thông MobiFone,
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Công ty VinaPhone, Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Xét theo lĩnh vực, các
doanh nghiệp ngành viễn thông chiếm 38% tổng giá trị thương hiệu trong top 50, sau đó đến ngành thực phẩm (15%) và ngành ngân hàng (11%).
Theo ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các thương hiệu thuộc Top 10 đang tạo nên 68% giá trị thương hiệu của Top 50 thương hiệu Việt Nam. Giá trị thương hiệu là một khía cạnh để tăng trưởng giá trị kinh doanh cho doanh nghiêp.