Chẳng riêng gì gói 16.000 tỉ mà Chính phủ dành riêng cho doanh nghiệp vay lãi suất thấp trả lương cho người lao động do ảnh hưởng của dịch Coѵīd-19, nhiều chính sách khác gần như nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp.
Dịch bệnh khiến cả người lao động và doanh nghiệp lao đao nhưng nhiều chính sách vẫn chưa đến được với họ. Ảnh: Thuỳ Trang
Xem Video: Vì sao doanh nghiệp khó tiếp cận gói hỗ trợ thiệt hại do Coѵīd-19-
Ông Hà Đức Hùng – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng không lấy gì làm lạ khi sau gần 2 tháng, vẫn không có doanh nghiệp nào tiếp cận được với gói vay 16.000 tỉ đồng của Chính phủ.
Chỉ nói riêng chuyện giãn thuế cho doanh nghiệp đã thấy chưa có hiệu quả, vì cuối tháng 3.2020, các doanh nghiệp phải nộp thuế đầy đủ để tránh bị phạt thì đến tháng 4 mới có thông tin sẽ giãn thuế.
“Chưa hết, mặc dù nói là giãn thuế nhưng doang nghiệp bắt buộc phải nộp hết trong năm 2020, nếu không sẽ bị phạt. Vậy thì có ích gì khi mà dịch bệnh khiến nhiều công ty phá sản, doanh nghiệp còn tồn tại được chỉ có thể hoạt động cầm chừng chứ đừng nói là lời lãi đâu ra mà xoay được tiền để giải quyết mọi chuyện.
Chính vì vậy, chúng tôi không lấy làm lạ khi gói vay 16.000 tỉ đồng vẫn còn nguyên vẹn. Nhiều người nghĩ những chính sách của nhà nước chỉ như lời an ủi, động viên lúc có vấn đề nóng chứ chưa thực sự là cánh tay giúp doanh nghiệp” – ông Hùng chia sẻ.
Cùng trao đổi về vấn đề này, ông phạm Bắc Bình – Chủ tịch Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đà Nẵng cho biết, không riêng gói vay 16.000 tỉ đồng, việc các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho doanh nghiệp do dịch bệnh cũng không phải ai cũng với tay được.
Nguyên nhân là bởi, mỗi ngân hàng có những khoản tiết kiệm khác nhau để đưa ra các ưu đãi cho khách hàng chứ không phải là tiền của nhà nước. Thành ra, việc Chính phủ kêu gọi các ngân hàng đăng kí cũng chỉ là hình thức. Còn lại thì mạnh ai người nấy làm, thích thì giảm, không thích thì thôi. Doanh nghiệp nào vay với lãi suất cao thì được giảm xuống một ít, doanh nghiệp nào đã vay lãi suất thấp thì vẫn để nguyên.
Đồng ý nhiều nơi cho doanh nghiệp giãn nợ nhưng lại yêu cầu phải trả hết vào cuối năm, trong khi tình hình này, có thể đến năm sau hoặc vài năm nữa kinh tế mới phục hồi, đó là áp lực cho doanh nghiệp.
“Riêng với khoảng vay 16.000 tỉ, việc có quá nhiều điều kiện như những giấy phép con khiến chẳng doanh nghiệp nào có cơ hội tiếp cận được. Đến bây giờ thì chả còn doanh nghiệp nào phản ứng nữa, họ cũng quen với việc này rồi. Điều này rất nguy hiểm, vì nếu chính sách nếu không thực tế với đời sống sẽ khiến doanh nghiệp mất niềm tin thì lúc đó việc quản lý cũng sẽ gặp khó khăn” – ông Bình chia sẻ