HomeGiáo dụcTuyển sinh đại học 2020: Trường ĐH Công nghệ giao thông vận...

Tuyển sinh đại học 2020: Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải xét tuyển từ tháng 6 | Giáo dục

Theo thông báo của Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải, năm nay, trường xét tuyển 2.400 chỉ tiêu đại học hệ chính quy bằng 3 phương thức: xét tuyển thẳng kết hợp, xét tuyển sử dụng kết quả thi THPT, xét tuyển dựa trên kết quả học tập ghi trong học bạ. Trường sử dụng 4 tổ hợp xét tuyển: toán, lý, hóa; toán, lý, Anh; toán, hóa, Anh; toán, văn, Anh.

Xét tuyển thẳng kết hợp

Trường dự kiến tuyển 410 chỉ tiêu theo phương thức này.

Trong đó có 10 chỉ tiêu được trao học bổng toàn phần đối với thí sinh đạt huy chương các môn dự thi quốc tế, đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, đạt các giải thi Olympic quốc gia, đạt giải nhất, nhì, ba các môn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên (áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo).

30 chỉ tiêu dự bị du học Pháp (áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo).

370 chỉ tiêu đào tạo tại cơ sở Hà Nội, với những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 5.0 trở lên; học sinh giỏi từ 1 năm học THPT trở lên hoặc tổng điểm tổ hợp môn lớp 12 >=24; phân bổ cho các ngành cụ thể sau:
Kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, thương mại điện tử, công nghệ kỹ thuật giao thông (xây dựng cầu đường bộ), công nghệ kỹ thuật môi trường, xây dựng dân dụng và công nghiệp, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông, kinh tế xây dựng, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, khai thác vận tải.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.

Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Gồm 1.550 chỉ tiêu cho cả 3 cơ sở đào tạo: Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.

Tại Hà Nội, trường xét tuyển các ngành sau:

Công nghệ kỹ thuật giao thông gồm các chuyên ngành: xây dựng cầu đường bộ, xây dựng cầu đường bộ Việt – Anh, xây dựng cầu đường bộ Việt – Pháp, quy hoạch và kỹ thuật giao thông, quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng, xây dựng đường sắt – metro, xây dựng cảng – đường thủy và công trình biển.

Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, gồm các chuyên ngành: xây dựng dân dụng và công nghiệp, hệ thống thông tin xây dựng (BIM), xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt – Anh.

Công nghệ kỹ thuật ô tô, gồm các chuyên ngành: công nghệ kỹ thuật ô tô, cơ điện tử trên ô tô.

Công nghệ kỹ thuật cơ khí, gồm các chuyên ngành: cơ khí máy xây dựng, cơ khí chế tạo, tàu thủy và thiết bị nổi, đầu máy – toa xe và tàu điện metro.

Công nghệ thông tin, gồm các chuyên ngành: công nghệ thông tin, công nghệ thông tin Việt – Anh.

Kế toán, gồm các chuyên ngành:kế toán doanh nghiệp, hệ thống thông tin kế toán tài chính, kinh tế xây dựng.

Quản trị doanh nghiệp, gồm các chuyên ngành: quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính và đầu tư.

Khai thác vận tải, gồm các chuyên ngành: logistics và vận tải đa phương thức; quản lý, điều hành vận tải đường bộ; quản lý, điều hành vận tải đường sắt.

Bên cạnh đó là các ngành: Tài chính – ngân hàng; Cơ điện tử; Tin kinh kế; Hệ thống thông tin; Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu; Điện tử – viễn thông; Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; Thương mại điện tử; Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Tại Vĩnh Phúc và Thái Nguyên tuyển các ngành sau:

Xây dựng cầu đường bộ, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kế toán doanh nghiệp, công nghệ kỹ thuật ô tô, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin, kinh tế xây dựng, điện tử – viễn thông.

Điều kiện xét tuyển: thí sinh có tổng điểm thi THPT của một trong các tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định của trường.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

Xét tuyển học bạ

Gồm 540 chỉ tiêu cho cả 3 cơ sở Hà Nội, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên. Với cơ sở Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phương thức này được áp dụng với cả 7 ngành giống như phương thức xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.

Còn tại cơ sở Hà Nội, phương thức này được dùng để xét tuyển các ngành sau: công nghệ kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ, công nghệ kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cơ khí (máy xây dựng, cơ khí chế tạo, tàu thủy và thiết bị nổi, đầu máy – toa xe và tàu điện metro), mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kinh tế xây dựng, quản trị doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, logistics và vận tải đa phương thức.

Điều kiện xét tuyển: thí sinh có tổng điểm tổ hợp môn học kỳ 1 lớp 12 của tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung lớp 12 đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định của nhà trường.

Nguyên tắc xét tuyển: xét tuyển điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

Đặc biệt, với phương thức thứ 3 này, trường tiến hành xét tuyển ngay từ tháng 6 này.

Với cả 3 phương thức xét tuyển, thí sinh đăng ký xét tuyển bằng 1 trong 4 hình thức sau: nộp phiếu đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển trực tiếp tại các cơ sở đào tạo của trường; nộp phiếu đăng ký xét tuyển và phí dự tuyển qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên (tính ngày theo dấu bưu điện) theo địa chỉ các cơ sở đào tạo của trường; đăng ký theo phương thức trực tuyến (online) tại địa chỉ trang thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT; đăng ký theo phương thức trực tuyến (online) tại địa chỉ trang thông tin điện tử của trường.




Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img