Cụ thể, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và
thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), từ năm 2015 đến nay có 55.000
căn hộ căn hộ offictel và condotel được xây dựng, chủ yếu ở các địa phương phát triển về
du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, giao dịch loại hình căn hộ này càng ngày càng giảm. Nếu như năm 2017 giao dịch cao nhất khi Đà Nẵng có 3.000 giao dịch và Khánh Hòa đến 8.000 giao dịch từ đến nay đã giảm khoảng 8%.
Thị trường giảm do các chủ đầu tư bung hàng nhiều cộng với một vài “sự cố” liên quan đến căn hộ condotel đã phát sinh những tranh cãi xung quanh tên gọi, loại này có phải là nhà ở hay không phải nhà ở. Tuy nhiên, sau khi Bộ Xây dựng khẳng định đây không phải là nhà ở thì không còn tranh cãi nữa.
Pháp luật Việt Nam không có từ condotel mà nó là căn hộ du lịch.
Theo ông Khởi, trong luật Xây dựng đã quy định loại này là công trình dân dụng chứ không phải là không có pháp lý. Nhưng hiện nay có những cái Việt Nam không làm ngay được do áp từ nước ngoài vào đó là quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng cho loại hình căn hộ này như phòng khách bao nhiêu m
2, phòng ngủ bao nhiêu m
2, nhà vệ sinh bao nhiêu m
2. Hiện nay Bộ Xây dựng đã soạn quy chuẩn, tiêu chuẩn cho loại hình căn hộ này và gửi Bộ Khoa hoạc –
Công nghệ để thẩm định trước khi ban hành.
Pháp lý về kinh doanh cũng đã có, nhưng phải đáp ứng các điều kiện, chứ không phải xây lên là được kinh doanh. “Dự án chỉ được kinh doanh khi mục đích đầu tư để kinh doanh chứ không phải mục đích để cho thuê bên cạnh việc đáp ứng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, kế hoạch thực hiện… Ngoài ra chủ đầu tư phải có chức năng
kinh doanh bất động sản, chứ không phải xây khách sạn cho thuê thấy ế đem kinh doanh bán căn hộ”, ông Khởi cho biết và nói thêm vướng hiện nay là quản lý vận hành, nhưng mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành quy chế quản lý vận hành, kinh doanh loại hình căn hộ, biệt thự du lịch.