Tổng cục Thống kê cho biết CPI tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước tăng và nhu cầu sử dụng điện, nước lên cao khi nắng nóng kéo dài.
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý II và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho biết trong tháng 7, cả nước có 13.200 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 239.300 tỷ đồng, giảm 3,8% về số doanh nghiệp nhưng tăng 72% về vốn đăng ký.
Tính chung 7 tháng đầu năm, có 75.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 936.400 tỷ đồng, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,4 tỷ đồng.
Cả nước có thêm 4.839 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng. Ngoài ra, 3.372 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 3.068 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, có 1.504 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và 4.591 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài.
Mặc dù vậy, CPI tháng 7 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12/2019 và là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. CPI bình quân 7 tháng đầu năm lại tăng 4,07% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong mức tăng 0,4% của CPI tháng 7 so với tháng trước, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng. Nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91%.
Nguyên nhân được xάּc định do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 27/6 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02%, tác động đến CPI chung tăng 0,37%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%, chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt, giá gas và giá dầu hỏa tăng vào thời điểm nắng nóng. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% vì đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
lạm phát cơ bản tháng 7 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước. lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng đầu năm tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới do tình hình kinh tế thế giới dự báo tiêu cực, dịch Coѵīd-19 tiếp tục lan nhanh, các nước đều đưa ra các gói kícּh tɦíּch kinh tế. Trong nước, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao.
Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/7 tăng 4,31% so với tháng 6, cao nhất trong vòng 9 năm kể từ năm 2012. Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 7 tăng 3,49% so với tháng trước, tăng 20,89% so với tháng 12/2019 và tăng 28,57% so với cùng kỳ năm ngoái.