Đó là chia sẻ đầy hào hứng của Bà Lương Thị Kiểm – Chi cục trưởng Chi cục BVTV của Sở Nông Nghiệp và phát truển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hải Dương khi được hỏi về tình hình tiêu thụ vải năm nay.
Qủa vải Hải Dương được đóng gói để xuất khẩu
Xem Video: Thăm vườn Vải Thiều độc đáo ở Bắc Giang
XEM VIDEO CLIP: YZmY4Tp_rqc
Liên kết “4 nhà” hiệu quả
Nếu như mọi năm, tầm tháng 5-6 đến Hải Dương du khách sẽ thấy một màu đỏ rực ở khắp mọi nơi. Qủa vải được bày bán đầy các chợ, tràn ra hết cả hai bên đường quốc lộ, những chiếc xe thồ chở vải bán rong khắp các hang cùng ngõ hẻm.
Nhưng năm nay mùa vải đã sắp kết thúc song nhiều người dân địa phương vẫn không thấy thứ quả này được bày bán ngoài thị trường. Bởi hơn 45 ngàn tấn vải đã được xuất khẩu hoặc bán ở các thị trường cao cấp trong nội địa.
Bà Lương Thị Kiểm chia sẻ: “Tỉnh Hải Dương đã chuẩn bị cho vụ vải ngay từ tháng 12 năm ngoái. Khi Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thông báo Nhật Bản chính thức mở cửa thị trường cho trái vải thiều của Việt Nam, Sở Nông nghiệp đã phối hợp các đơn vị liên quan triển khai công việc cần thiết để chuẩn bị cho việc xuất khẩu đi Nhật Bản và các thị trường cao cấp. Chuỗi liên kết 4 nhà: “Nhà nông – Nhà Nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp” được khởi động”.
Đầu tiên UBND huyện Thanh Hà, TP. Chí Linh đã được quy hoạch thành các vùng trồng vải theo tiêu chuẩn quốc tế. Tháng 3 – 4/2020, Cục BVTV đã thông báo 23 mã vùng xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Úc.
Bước tiếp theo, người dân trồng vải được phổ biến quy định của các quốc gia nhập khẩu. Đặc biệt nông dân được hướng dẫn biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại bằng thuốc BVTV được Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU chấp thuận.
Để đảm bảo dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định của các thị trường khó tính nhất như Singapore, Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương đã phân công từng cán bộ kỹ thuật bám từng vùng trồng để hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV; thử nghiệm phun thuốc BVTV bằng thiết bị bay không người lái; phân tích dư lượng thuốc sau phun để hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc và thực hiện cách ly thuốc BVTV trước thu hoạch; lấy mẫu để kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo dư lượng theo quy định trước khi thu hoạch xuất khẩu…
Khi chất lượng đã đạt chuẩn, để đảm bảo đầu ra, UBND tỉnh Hải Dương đã mời các doanh nghiệp xuống làm việc trực tiếp với vùng trồng, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân và giám sát vùng nguyên liệu (đặc biệt là giám sát công tác sử dụng thuốc BVTV của nông dân).
“cháy hàng”
Với việc kiểm soát khép kín từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ, chất lượng quả vải đã được nâng cao thấy rõ. Vải thiều thu hoạch sớm đặt năng suất, sản lượng cao. Đặc biệt mẫu mã đẹp, chất lượng quả ngọt, thơm, đảm bảo an toàn thực phẩm nên mặc dù giá bán cao hơn so với trung bình mọi năm từ 5-10 ngàn/kg nhưng tiêu thụ rất thuận lợi.
Riêng quả vải vùng xuất khẩu, các mẫu phân tích đều cho kết quả không có chất cấm và dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định.
Từ đó, nhiều thị trường khó tính đã chấp nhận quả vải thiều của Hải Dương.
Điển hình Công ty cổ phần Ameii Việt Nam bao tiêu khoảng 250 tấn vải để xuất khẩu đi Singapore, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Canada. Công ty cổ phần quốc tế Bamboo bao tiêu 1.900 tấn vải để xuất đi Nhật Bản, Úc, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Brunei, Trung Quốc. Đồng thời nhiều doanh nghiệp khác cũng xuất khẩu khoảng 1.000 ngàn tấn vải đi các thị trường: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc…
Qủa vải Hải Dương được bày bán ở siêu thị Nhật Bản với giá gần 120 ngàn đồng từ 4-5 quả
Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam và các thương lái cũng thu mua từ 500-800 tấn vải/ngày để xuất sang Trung Quốc.
Tại thị trường nội địa các hệ thống siêu thị BigC, Big green, Intimex, công ty rau củ quả an toàn Thanh Hà… bán ra 30-50 tấn vải/ngày. Bà Kiểm đánh giá: “Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh, của thời tiết nhưng mùa vải năm nay là một mùa vải thắng lợi của tỉnh Hải Dương. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, trong khi đó thị trường nội địa người tiêu dùng đã nhận diện được vải thiều Thanh Hà – Hải Dương chính hãng nên mặc dù giá cao nhưng vẫn tiêu thụ rất tốt”.
Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương, tổng diện tích trồng vải toàn tỉnh năm 2020 đặt khoảng 9.750ha. Trong đó, Thanh Hà: 3.600ha; Chí Linh 3.900 ha; các huyện, TP còn lại 2.250ha. Tổng sản lượng quả vải dự kiến khoảng 45.000 tấn, cao gần gấp đôi so với niên vụ vải năm 2019.
Từ đầu vụ đến nay, vải thu hoạch đạt năng suất, sản lượng khá tốt, tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán cao. Giá bán đầu vụ từ 50-60 ngàn đồng/kg, tương đương cùng kỳ năm trước. Giữa vụ bán 32-38 ngàn đồng/ kg cao hơn mọi năm khoảng 5.000-10.000 đ/kg.