HomeStartupChủ tịch Amcham: Áp trần vốn góp ngoại 49% sẽ hạn chế...

Chủ tịch Amcham: Áp trần vốn góp ngoại 49% sẽ hạn chế khả năng gọi vốn của |Fintech|khởi nghiệp tài chính|khởi nghiệp fintech|áp trần góp vốn ngoại fintech|VBF|VBF 2019|diễn đàn doanh nghiệp việt nam|Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019|Amcham



https://ictnews.vietnamnet.vn/

bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham). Ảnh minh họa: Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2019 (VBF 2019) được tổ chức ngày 10/1, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (Amcham) cho biết, Việt Nam cần giải phóng sự đổi mới và tiềm năng toàn diện của nền kinh tế kỹ thuật số.

Theo Chủ tịch Amcham, cuộc cách mạng kỹ thuật số đang tác động đến mọi lĩnh vực, có nhiều yếu tố chủ chốt sẽ hỗ trợ sự đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số của Việt Nam. Vị này nhận định, tuy Việt Nam có nhiều lợi thế và sẵn sàng đón nhận cuộc CMCN 4.0 nhưng vẫn còn nhiều rào cản đe dọa cản cho cỗ máy phát triển tiềm năng này và đe dọa giới hạn việc chuyển tiếp của Việt Nam đến CMCN 4.0.

Cụ thể, bà Amanda Rasmussen cho biết: Việc thiếu các tiêu chuẩn, chuẩn mực kỹ thuật số và chứng chỉ số, cùng với các rủi ro về đe dọa mạng, có thể kềm hãm sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng doanh nghiệp cần thiết để thúc đẩy việc thực hiện công nghệ để hỗ trợ cho sự đổi mới và tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó ở lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), việc đặt ra giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán nhanh và công nghệ tài chính sẽ hạn chế đáng kể khả năng của các công ty khởi nghiệp về công nghệ tài chính của Việt Nam trong việc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó dẫn đến việc giới hạn khả năng thu hút nhân tài và làm cho các công ty khởi nghiệp kém cạnh tranh hơn so với các công ty cùng lĩnh vực trong khu vực.

“Dự thảo nghị định hiện có sửa đổi Nghị định 101 đang áp đặt một mức trần về sở hữu vốn nước ngoài có thể đi chệch hướng của sự đổi mới hiện nay và ngăn cản những thay đổi khác sắp đến. Các hạn chế này có thể gây trở ngại lớn cho việc phát triển lĩnh vực này và chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ cho phép dịch vụ công nghệ tài chính đóng góp vào nền công nghệ, tính sáng tạo và tài chính toàn diện của Việt Nam”, Chủ tịch Amcham cho hay.

Cũng theo bà Amanda Rasmussen, việc duy trì một nền kinh tế kỹ thuật số mở và tự do là chìa khóa để duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam và phát huy sự đổi mới. Đồng thời, Chủ tịch Amcham nhấn mạnh: Chúng tôi mong đợi được hợp tác với các nhà lãnh đạo Việt Nam vì điều này giúp đạt được mục tiêu của nền kinh tế kỹ thuật số và các doanh nghiệp của Amcham sẵn sàng cung cấp chuyên gia khi Việt Nam xây dựng các quy định áp dụng đối với các công nghệ mới nổi lên gần đây như thanh toán điện tử, dịch vụ nội dung kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thành phố thông minh.



Nguồn bài viết

Xem nhiều

spot_img