Theo PGS Hà, để chọn cây phù hợp trồng trong khuôn viên trường học còn phải tùy thuộc từng vùng miền cụ thể. Mỗi vùng miền có những loài cây bản địa đặc trưng riêng. Khi chọn cây, cần chú ý một số tiêu chí về chọn loài cho phù hợp với đặc thù địa phương. Cụ thể, một số cây bóng mát có thể trồng ở khuôn viên sân trường phải có thân cành dẻo dai, hệ rễ khỏe mạnh mới có thể chống lại gió bão. Các loại cây phù hợp với trường học như: ngọc lan, vàng anh sang, mý (hoa đẹp mùa hè đến tận mùa thu), bàng lá nhỏ (bàng Đài Loan), long não (có hương thơm), sao đen, lát hoa, nhội, bằng lăng nước (có hoa đẹp đầu mùa hè), sang lẻ, sấu, muồng kim phượng (hoa nở cuối mùa xuân), lộc vừng, muồng ngủ, muồng Hoàng Yến (hoa đẹp), dầu nước, ban, giáng hương ấn, bánh dày (mùa thu lá vàng).
Lưu ý những tai nạn khi trẻ đi học mùa mưaKhông chỉ tránh nguy cơ tai nạn vì cây đổ, trẻ nhỏ đi học mùa mưa cũng lưu ý tai nạn liên quan dây điện, rò rỉ điện. Anh Phạm Lê Thanh, giáo viên hóa học Trường THPT Ngô Quyền, Q.7, TP.HCM, cho biết ẩm thấp, nước là môi trường dẫn điện rất tốt. Nếu xảy ra sự cố rò rỉ điện (thiết bị dây dẫn bị tróc, bị hở mạch do cũ, lâu ngày) thêm yếu tố mùa mưa, bão thì rất nguy hiểm. Vì vậy, học sinh không được chạy nhảy, vui đùa dưới mưa, không trú mưa và đứng dưới các cột điện hay thiết bị điện khi trời mưa, giông, bão. Học sinh không đi chân trần, phải mang giày dép nhựa, cao su bởi đây là vật liệu cách điện.
Khi phát hiện dây dẫn điện bị sự cố tróc vỏ, xước, trầy, hay dây điện đứt rơi xuống đất bất thường, có nguy cơ rò rỉ điện, phải báo ngay cho thầy cô, các bác bảo vệ trường học, không tự ý chạm, sờ và sửa điện. Khi phát hiện bạn bè bị sự cố điện giật, phải dùng giẻ lau, cây, gậy, hay những vật liệu cách điện mà các em đã được học để lôi nhanh người bị nạn ra khỏi nguồn điện, không được chạm hay đụng trực tiếp vào nạn nhân bị điện giật.
Thúy Hằng
|